TÌM HIỂU VỀ GẠCH KÍNH LẤY SÁNG HOÀN THIỆN NỘI THẤT NHÀ PHỐ

26/9/2018 | 1677 lượt xem

Là loại vật liệu mới trên thị trường, gạch kính đang rất được ưa thích trong những công trình thiết kế nhà đẹp xu hướng hiện đại. Không chỉ đơn thuần để lấy sáng, các loại gạch kính còn tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Để tăng hiệu quả lấy sáng và đảm bảo độ bền vững, thi công gạch kính lấy sáng cần thực hiện đúng kỹ thuật.

Hiện nay, các mảng kính thông dụng nhà ở đang được thay thế dần bằng gạch kính bởi nhiều tiện ích. Gạch kính là giải pháp hiệu quả cho không gian cần dẫn sáng mà vẫn đòi hỏi sự riêng tư cần thiết. Nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội mà gạch kính đang dần được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong những mẫu biệt thự nhà phố sang trọng, những mẫu biệt thự hiện đại… Chuyên mục Xây nhà cùng bạn We Create Home (SVG Engineering) cùng Quý vị bạn đọc tìm hiểu về gạch kính lấy sáng hoàn thiện nội thất nhà phố. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích.

Gạch kính là gì? Một số loại gạch kính lấy sáng đẹp trên thị trường

Gạch kính lấy sáng là dòng sản phẩm được làm từ khối thủy tinh có đặc tính cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước, và trở thành một sản phẩm gạch trang trí tường thân thiện với môi trường. Gạch kính lấy sáng thường được sử dụng tạo vách ngăn nhà tắm, vách ngăn văn phòng, tường phòng spa, các quán bar, cửa. Khối thủy tinh đã được phát triển trong những năm 1900 để cung cấp ánh sáng tự nhiên trong nhà máy sản xuất .

Các loại gạch kính thông dụng trên thị trường hiện nay là: Gạch kính nhập khẩu Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan…. Và gạch kính lấy sáng đồng tâm. Một số tên các loại gạch kính đẹp hiện nay như gạch Nautiles, gạch cocktail, gạch Sea Wave, gạch Anunulus, gạch Direct Clear, gạch Coral, gạch Mosaic…

Mỗi loại gạch tuy có hoa văn đường nét mẫu mã khách nhau nhưng cách thi công gạch kính lấy sáng nhìn chung đều giống nhau và có những ưu nhược điểm giống nhau.

Tim hieu ve gach kinh lay sang

Có nên sử dụng gạch kính lấy sáng hoàn thiện nội thất nhà ở hay không?

Ưu điểm của gạch kính lấy sáng

- Có khả năng lấy sáng tự nhiên: Có độ dày cần thiết và cấu tạo rỗng bên trong, nên dù trong hay mờ, cùng với lớp ánh sáng xuyên qua gạch kính cũng tạo nên một vẻ đẹp lung linh và sang trọng. Gạch kính là giải pháp hiệu quả cho không gian cần dẫn sáng mà vẫn đòi hỏi sự riêng tư cần thiết.  

- Tính thẩm mĩ cao: Có nhiều thiết kế đẹp (màu sắc, kích cở, mẫu mã): Thông qua một sự lựa chọn về loại gạch kính và kiểu gạch kính, thì các nhà thiết kế có thể sáng tạo ra các mảng tường cong, gợn sóng và thẳng. Không gian màu sắc đẹp mắt cũng được tạo ra bằng cách lựa chọn sử dụng loại gạch màu. Có thể chủ động trong việc kiểm soát độ sáng nhờ lựa chọn những kiểu mẫu của gạch kính thích hợp, vận dụng tính trong nhưng lại không xuyên suốt của khối gạch kính. Có độ dày cần thiết và cấu tạo rỗng bên trong, nên dù trong hay mờ, cùng với lớp ánh sáng xuyên qua gạch kính cũng tạo nên một vẻ đẹp lung linh và sang trọng. Với những mảng tường được “xây” lên từ những ô vuông gạch kính, bạn cũng có thể biến hóa thành nhiều mảng ca-rô trang trí thú vị...

- Phong cách nhã nhặn: Gạch kính tạo ra một môi trường sống thoải mái vì nó có tính năng trao đổi, phản chiếu ánh sáng và khúc xạ. Sự trong suốt của viên gạch kính không hề hạn chế tầm nhìn phong cảnh xung quanh, qua đó gạch kính sẽ mang đến cho người sử dụng nhiều sự cảm nhận hơn. Ngoài ra, với tính năng cách âm của gạch kính tạo ra 1 không gian yên tĩnh.  

- Tiết kiệm năng lượng:  Ở bên trong những viên gạch kính là một khoảng chân không với áp suất là 0,3 atm. Gạch kính có khả năng cách ly nhiệt cao, lớn gấp hai lần các loại gạch thông thường và gạch kính là nguyên vật liệu xây dựng đã đạt tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng. gạch kính làm giảm sức nóng của môi trường bên ngoài tới 52% so với kính thông thường. Nhờ đó, chúng phù hợp với khí hậu nóng của Việt Nam. Bạn cũng không cần phải sử dụng rèm cửa. 

- An toàn, chắn chắc: Tường làm bằng gạch kính được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn nên sẽ chắn chắn như các bức tường khác. Nó còn chống lại sự chấn động và sức gió, còn bảo vệ bạn trước sự đột nhập từ ở bên ngoài. 

- Không bám dính: Đặc tính chống bám dính của viên gạch kính sẽ giúp cho việc vệ sinh và bảo trì của tòa nhà sẽ rất dễ dàng. Nếu mà bị nứt hay vỡ thì việc thay thế bằng 1 viên gạch kính khác cũng đơn giản và tiện lợi. 

- Cường độ nén: Gạch kính đều được chế tạo và gia công từ thủy tinh thuần nhất và rất vững chắc, sử dụng công nghệ đặc biệt để mà hấp thụ sức nén cao hơn, còn có thể chống lại những yếu tố thời tiết như là: gió, bão, động đất… Cường độ nén lên tới 7Mpa (70kg/cm²), nó cao gấp 2.5 lần so với loại gạch Terra Cotta.

- Độ bền nhiệt: Được đo bằng các bài kiểm tra thử về sốc nhiệt, gạch kính đã được chứng nhận về độ bền nhiệt nội tại theo những tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế.

- Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng trung bình của viên gạch là 60-80kg/m². Nhẹ hơn các loại gạch thông thường hiện nay trên thị trường.

- Dễ bảo dưỡng và lau chùi: Gạch kính rất dễ dàng lau chùi hay bảo dưỡng bằng nước bình thường hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng.

- Độ cách âm: Lớp nằm ở giữa viên gạch kính là chân không, nên độ cách âm của nó đạt trên 45%. 

- Thông thường, gạch kính thường được ứng dụng làm gạch lấy sáng là chính, tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình kiến trúc hiện đại cũng đã ứng dụng gạch kính trong trang trí xây dựng, vừa dùng lấy sáng và lại tăng tính thẩm mỹ hơn, mang lại một không gian hoàn hảo cho các công trình và nội thất nhà ở .

Nhược điểm của gạch kính lấy sáng

 Gạch kính lấy sáng với rất nhiều ưu điểm nổi bật tuy nhiên khi thi công chúng lại có nhược điểm là tạo đường ron lớn. Việc thi công chà ron những đường ron lớn như vậy không hề đơn giản vì thế bạn cần phải sử dụng loại keo chà ron thật cận thận cho thi công. 

Dễ bị vỡ góc, nứt cạnh: Do bề mặt của gạch kính rất dễ bị trầy xước, vỡ góc nếu lắp đặt tại các không gian thường xuyên va chạm, có thể làm giảm đi hiệu quả thẩm mỹ ban đầu.

Về mẫu mã, màu sắc: Gạch kính có nhiều màu sắc tuy nhiên không có sự đồng nhất trong từng lô gạch, màu sắc giữa các lô của gạch có sự khác nhau khoảng 10 – 20%. Bởi vậy cần có phương án dự phòng khi sử dụng gạch kính cho không gian của mình để tránh trường hợp thiếu hoặc hư hỏng sẽ không tìm lại được màu gạch như lô mình đã chọn.

Đòi hỏi tay nghề cao: Khi ốp lát, lắp đặt gạch kính cần những thợ kỹ thuật có tay nghề cao, am hiểu về gạch mới có thể thi công chính xác, hiệu quả nhất.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GẠCH KÍNH LẤY SÁNG

Gạch kính có nhiều ưu điểm trong xây dựng nhà ở, nổi bật nhất là khả năng cung cấp ánh sáng và tạo không gian thẩm mỹ. Mặt tiền nhà cần ánh sáng sử dụng gạch kính là rất phù hợp. Tường nhà được xây bằng gạch kính tạo nên sự trẻ trung, hiện đại với vẻ tinh khiết và trong sáng mà những chất liệu khác không có được. Độ bền chắc của gạch cao, có thể dùng thay thế an toàn cho bất kỳ nơi nào của căn nhà, kể cả những nơi chịu lực như tường, sàn và thậm chí cả mái nhà.

- Gạch kính không phải là một sản phẩm mới, nhưng bây giờ thi công gạch kính lấy sáng ngày càng trở nên thịnh hành. Theo truyền thống này nó đã được sử dụng để tạo ra các phân vùng và phòng vệ sinh vòi sen hoặc cửa sổ. Tuy nhiên, không có lý do gì mà nó lại không được sử dụng trang trí cho các khu vực khác. Hoàn toàn trang trí theo phong cách của bạn, gạch kính có thể sử dụng ở nhiều vị khác nhau trong ngôi nhà.

- Không sử dụng gạch kính để xây dựng tường chịu lực

- Không cắt nhỏ các viên gạch kính, tất cả viên gạch đều cùng kích thước 190x190x80mm

- Khối lắp đặt luôn phải nằm trong một khung để cạnh được bảo vệ.

- Nhiều loại gạch kính có hạn chế là dễ vỡ do đặc tính liên kết hóa học của vật liệu, tính chịu nhiệt không cao... do vậy phải cận thận khi vận chuyển và lắp đặt. Để xử lý những hạn chế này, cần phải có những phương pháp đặc biệt, mà quan trọng là công nghệ sản xuất kính.Có nhiều công nghệ đã được các nhà sản xuất kính sử dụng. Điển hình là công nghệ sản xuất kính đổi màu với mục đích thay đổi lượng ánh sáng truyền qua; kính tôi để tăng cường khả năng chịu lực của kính; kính dán hai hay nhiều lớp để tăng cường khả năng an toàn, an ninh cho công trình, hoặc kính bảo ôn hai lớp nhằm ngăn cản sự truyền nhiệt qua vách ngăn, kính tiết kiệm năng lượng...

 - Gạch kính có quy cách lắp đặt riêng, cần phải có thiết kế từ trước cho phù hợp. Về mặt kiến trúc, các mảng lắp gạch kính cần chú ý tạo sự hài hòa với không gian chung, không gây bất tiện cho người sử dụng về tầm nhìn, sự va chạm. Đặc biệt khi dùng gạch kính lợp mái thì hệ thống chống thấm phải được xử lý tốt vì sự rò rỉ nước của loại vật liệu này cao hơn các loại gạch khác. 

THI CÔNG GẠCH KÍNH LẤY SÁNG CÓ ĐẮT KHÔNG?

Hiện nay, trên thị trường vật liệu xây dựng có hai loại gạch kính chủ yếu của Indonesia và Thái Lan, kích thước 19 x 19cm với các loại trơn, ô, bọt, sóng và chủ yếu là màu trắng. Riêng gạch kính Indonesia có hai loại, một loại nhập khẩu giá 27.000 đồng/viên và một loại liên doanh, giá 26.000 đồng/viên, đều dày 10 cm. Có nơi bán với giá 30.000 đồng/viên cho loại gạch kính nhập nhẩu. Gạch kính Thái Lan có cùng kích thước, giá 26.000 đồng/viên, độ dày 8 cm.

Những loại gạch màu sắc đẹp hơn vào cao cấp hơn có giá 42.000đ/viên hoặc 47.000đ/viên, thậm chí những loại nhập khẩu còn lên tới 100.000đ/viên với gạch màu xanh dương, màu hồng có sọc kẻ…  

Hiện nay mặc dù có rất nhiều loại gạch ra đời với những mẫu mã kiểu dáng màu sắc khác nhau đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gạch kính vẫn giữ được vị trí của mình bởi nhiều ưu điểm riêng và giá cả hợp lí, được nhiều người yêu thích. Mặc dù vẫn tồn tại hạn chế nhỏ nhưng vẫn khắc phục được. 

Để được tư vấn trực tiếp Quý Khách hàng vui lòng xin liên hệ:

WE CREAT HOME - TRUNG TÂM THIẾT KẾ KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG CREAT HOME

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT

Trụ sở Hải Phòng :

Tầng 8 khách sạn Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng

Tel: (0225) 3.747.819

Fax : +84.031.3747820

Website: thietkenhasvg.com & svg-group.com

Hotline: 0936.547.819 - 0902.593.686

Email: svg.group2005@gmail.com & duythang75@gmail.com

Các văn phòng đại diện:

1, Hà Nội: Số 9/81 Hoàng Cầu - quận Đống Đa - TP. Hà Nội

2, TP. Hồ Chí Minh: Khu nhà văn phòng SVG Group, 126 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh