30/7/2018 | 1163 lượt xem
Trần nhà là một trong những bộ phận quan trọng góp phần hoàn thiện không gian nội thất của căn nhà. Quá trình tư vấn thiết kế nội thất cho khách hàng, kiến trúc sư We Create Home thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Giám định xây dựng Sao Việt (SVG Engineering) sẽ thực hiện bản vẽ thiết kế chi tiết cấu tạo trần nhà và thiết kế sơ bộ phần trần nhà ( gồm đèn, điện để chủ đầu tư có thể đi dây...) trong phần kiến trúc.
Trong đó, các vật liệu làm trần nhà sẽ được sử dụng theo yêu cầu, sở thích và khả năng tài chính của Chủ đầu tư. Bằng thực tế nhiều năm xây nhà trọn gói Hải Phòng, We Create Home (SVG Engineering) xin chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn vật liệu thi công trần nhà phù hợp để Quý vị bạn đọc - những ai đang dự định xây nhà có thêm thông tin tham khảo hữu ích từ đó chọn vật liệu trần nhà đẹp tăng tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng bền lâu cho công trình.
BÍ QUYẾT LỰA CHỌN VẬT LIỆU THI CÔNG TRẦN NHÀ PHÙ HỢP VỚI TỪNG CÔNG TRÌNH
Trong các công trình dân dụng, cụ thể là thiết kế nhà phố, thiết kế biệt thự, trần nhà thường được gắn liền với sàn hoặc mái. Riêng với các công trình đơn giản thì trần là mặt dưới của kết cấu mái hoặc sàn. Còn ngược lại, với những công trình cao cấp đòi hỏi các yêu cầu về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật thì phần trần nhà thường được thiết kế riêng.
Tác dụng của trần nhà là che chắn các hệ thống kỹ thuật đi bên trên, vừa là bề mặt để bố trí hệ thống chiếu sáng, thông gió, điều hòa, báo cháy,... phụ vụ cho công năng và nội thất của công trình. Chính vì thế, khi thiết kế nội thất, kiến trúc sư SVG Engineering luôn chú trọng thiết kế trần nhà đảm bảo tốt các yêu cầu về công năng sử dụng và tính thẩm mỹ của mỗi công trình. Chính vì thế, các vật liệu làm trần nhà mà ngày càng được đa dạng với nhiều vật liệu cấu tạo khác nhau, mang lại sự thoải mái và đáp ứng được tính thẩm mỹ cho không gian nội thất bên trong phòng. Đặc biệt, vai trò của trần còn là phần để bố trí hệ thống chiếu sáng, thông gió, điều hòa, báo cháy.... những yếu tố kĩ thuật này phục vụ cho công năng sử dụng trong không gian sống của ngôi nhà. Các loại vật liệu làm trần nhà hiện nay khá đa dạng và phong phú, đáp ứng phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của nhiều công trình hiện nay. Cấu tạo các loại vật liệu làm trần nhà đẹp hiện nay bao gồm 4 loại phổ biến: Trần nhựa, Trần thạch cao, Trần gỗ, Trần kim loại.
Điều quan trọng là bạn cần biết lựa chọn loại vật liệu thi công trần nhà sao cho phù hợp với công trình nhà ở hiện nay của mình. Ngay sau đây, mời Quý vị bạn đọc cùng tìm hiểu về đặc điểm, tính năng và ưu điểm của mỗi loại trần nhà.
SVG Engineering chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn vật liệu thi công trần nhà phù hợp với từng công trình
THỨ NHẤT, TRẦN NHỰA - VẬT LIỆU LÀM TRẦN NHÀ PHỔ BIẾN
Trần nhựa là vật liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong xây dựng. Trần nhựa có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng nhựa rộng 250mm, chiều dài bất kỳ tới 6m ghép lại với nhau theo kiểu mộng âm dương. Các tấm trần được liên kết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Hệ thống khung xương kim loại sẽ giữ cho tấm trần khỏi võng và phẳng.
Ưu điểm của trần nhà bằng nhựa là giá thành rẻ, thi công nhanh chóng, chống thấm nước và được nhiều người lựa chọn xây dựng cho gia đình mình. Các không gian trong phòng có thể được sử dụng trần nhựa bình thường để tạo nên vẻ đẹp, sự hoàn thiện cho nội thất. Trần nhựa cũng là một trong số các vật liệu làm trần nhà dễ dàng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian của trần. Bạn vẫn có thể dễ dàng tạo ra các mảng trần giật cấp với nhiều màu sắc khác nhau mang đến cho không gian sang trọng, hiện đại như ý muốn cho ngôi nhà.
Hiện nay, các sản phẩm trần nhựa - vật liệu làm trần nhà được gia công tỉ mỉ, trau chuốt hơn đem tới nhiều sự lựa chọn về mặt hình dáng, màu sắc và hoa văn cho tấm trần nhà. Đặc biệt, khi cùng kết hợp với hệ thống đèn điện, ánh sáng, trần nhà mang lại hiệu quả sử dụng vượt trội. Không chỉ sử dụng tại các phòng chức năng chính, với đặc tính chịu được độ ẩm cao, ngày này trần nhà thường được dùng cho các khu vực có hơi nước (phòng vệ sinh, nhà tắm,...)
THỨ HAI, LỰA CHỌN TRẦN THẠCH CAO ĐỂ THI CÔNG TRẦN NHÀ Ở DÂN DỤNG
Trần thạch cao có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng thạch cao được liên kết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Trần thạch cao có hai loại bao gồm: Loại xương chìm và loại xương nổi. Loại xương chìm là hệ khung xương kim loại được che khuất bởi tấm trần được liên hết với hệ khung xương bằng vít sau đó bề mặt tấm trần được bả bột bả và lăn sơn. Loại xương nổi là hệ khung cương lim loại được đặt lộ ra dưới mặt tấm trần. Trần thạch cao là một trong các vật liệu làm trần nhà có cấu tạo không mấy phức tạp, bộ phận liên kết với nhau khớp và chắc chắn. Việc thi công và lắp ghép các bộ phận cấu tạo trần thạch cao cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cả.
Hiện nay, các vật liệu làm trần nhà đẹp bao gồm trần thạch cao thường được sử dụng phổ biến trong thiết kế nhà đẹp và xây nhà trọn gói các công trình dân dụng. Tuy bền đẹp nhưng trần thạch cao rất kị nước. Đáng chú ý là với các công trình nhà mái ngói, khi mưa gió có tạt lớn vào các khe ngói xuống trần, chỉ cần một ít nước nhỏ xuống là trần thạch cao sẽ bị ố vàng, rất xấu về mặt thẩm mỹ. Do đó, với các công trình nhà phố, biệt thự, chung cư, We Create Home mới tư vấn khách hàng lựa chọn trần thạch cao. Với khả năng cách âm, chống cháy, chống thấm cao, trần thạch cao hiện đang là vật liệu trần nhà đẹp và hiện đại được ưa chuộng sử dụng trong thi công phòng khách, phòng karaoke,
THỨ BA, TRẦN GỖ ĐƯỢC BIẾT ĐẾN LÀ VẬT LIỆU LÀM TRẦN NHÀ CAO CẤP
Trần gỗ có cấu tạo gồm các tấm mặt trần bằng gỗ dày được liên kết với hệ thống khung gỗ bằng đinh hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Mặt trần gỗ có nhiều hình thức và có cấu tạo như tấm lát sàn. Thoog thường, trần gỗ ít được sử dụng với diện tích lớn, chỉ nên kết hợp cùng với các loại chất liệu khác để làm điểm nhấn nội thất công trình. Do đặc trưng về vật liệu thường sử dụng gỗ tự nhiên nên giá thành và chi phí lắp đặt trần gỗ cũng rất tốn kém. Tuy nhiên, hiện nay, có thể sử dụng trần gỗ nhân tạo cho vật liệu làm trần nhà thêm đẹp và đa dạng sự lựa chọn hơn cũng là cách để tận dụng được tối đa vẻ đẹp của loại vật liệu làm trần nhà như thế này.
Nên sử dụng vật liệu làm trần nhà bằng gỗ để trang trí, kết hợp cùng với các vật liệu làm trần khác vì nếu như bạn sử dụng toàn bộ không gian phòng (có diện tích lớn) với tấm trần bằng gỗ tự nhiên sẽ gây ra cảm giác nặng nề cho căn phòng. Do đó, chỉ nên sử dụng một không gian nhỏ để trang trí cho phòng thêm đẹp và ấn tượng hơn cả. Đa phần các công trình nội thất biệt thự phong cách cổ điển vương giả vẫn ưu tiên lắp đặt thi công trần nhà gỗ mang vẻ đẹp sang trọng quyền quý. Chủ yếu là sử dụng vật liệu gỗ làm trần nhà trong thiết kế nội thất phòng khách, nội thất phòng bếp ăn. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều nhà biệt thự cao cấp sử dụng kết hợp trần gỗ với các vật liệu khác khiến không gian bớt đi sự nặng nề.
Việc thiết kế trần nhà bằng gỗ cũng là một trong những cách giúp cho trần nhà che đi những khuyết điểm không đáng có như những vết nứt, vết gờ. Nếu gia chủ muốn độc đáo và sáng tạo hơn thì có thể sơn hoặc nhuộm màu gỗ.
THỨ TƯ, TRẦN KIM LOẠI - VẬT DỤNG MỚI THI CÔNG TRẦN NHÀ HIỆN NAY
Trần kim loại có cấu tạo mặt trần là những tấm kim loại được liên hết với hệ thống khung xương kim loại bằng vít, đinh tán hoặc keo rồi được treo lên kết cấu trần hoặc mái của công trình. Các tấm trần kim loại hiện nay được sử dụng phổ biến. Tấm mặt trần bằng kim loại có nhiều hình thức phong phú có thể kết hợp với đèn chiếu sáng, kết hợp cùng với miệng thổi của hệ thống điều hòa, thông gió hoặc mặt loa âm thanh….
Đặc trưng của vật liệu làm trần kim loại bao gồm:
- Khả năng bền theo thời gian. Thông thường, các tấm trần kim loại thường có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Vì thế, bạn có thể an tâm sử dụng vật liệu làm trần nhà này cho công trình của mình.
- Vật liệu làm trần kim loại cũng có khả năng chống ồn, chống cháy, và không bị các hiện tượng ô xy hóa theo thời gian
- So với trần thạch cao, trần nhà kim loại không bị ảnh hưởng bởi sự ẩm ướt, thấm dột
- Trần kim loại cũng chịu được va chạm khi bị tác động dưới lực va đập mạnh.
- Khả năng thi công trần kim loại đơn giản, không tốn kém nhiều công vận chuyển, an toàn khi sử dụng.
Ứng dụng của vật liệu làm trần nhà kim loại thường được sử dụng trong các không gian nội thất văn phòng, các công trình có diện tích mặt sàn lớn nội thất showroom, nội thất nhà hàng. Sử dụng vật liệu làm trần nhà bằng kim loại vừa đảm bảo độ bền, tính kinh tế và tính thẩm mỹ cho công trình.
Trên đây là một số vật liệu làm trần nhà phổ biến, được ứng dụng thường xuyên trong các công trình nhà ở, dân dụng, biệt thự hiện nay. Tùy từng trường hợp cụ thể mà We Create Home (SVG Engineering) sẽ hỗ trợ tư vấn khách hàng lựa chọn phương án sử dụng vật liệu làm trần nhà hợp lý nhất đối với nhu cầu sử dụng.
Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích mà chúng tôi đưa ra trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vật liệu làm trần nhà phổ biến! Từ đó đưa ra được lựa chọn thích hợp cho gia đình mình. Hoặc nếu bạn cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ ngay với SVG Engineering theo HOTLINE 0902.593.686 - 0936.547.819, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn lựa chọn và thiết kế các vật liệu làm trần nhà phù hợp với yêu cầu kĩ thuật đáp ứng về mặt thẩm mỹ, tính ứng dụng cao phù hợp với từng công trình
Những vấn đề xoay quanh việc xây nhà làm nhà bền đẹp theo thời gian sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật thông qua nội dung các bài viết trong chuyên mục Xây nhà cùng bạn. Chúc bạn có được lựa chọn hợp lý và thông minh cho không gian sống của gia đình mình!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
WE CREAT HOME - TRUNG TÂM THIẾT KẾ KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG CREAT HOME
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT
Trụ sở Hải Phòng :
Tầng 8 khách sạn Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tel: (0225) 3.747.819
Fax : +84.031.3747820
Website: thietkenhasvg.com & svg-group.com
Hotline: 0936.547.819 - 0902.593.686
Email: svg.group2005@gmail.com & duythang75@gmail.com
Các văn phòng đại diện:
1, Hà Nội: Số 6/9 ngõ 121 Lê Thanh Nghị, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng
2, TP. Hồ Chí Minh: Khu nhà văn phòng SVG Group, 126 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh