18/9/2018 | 1224 lượt xem
Cầu thang thoát hiểm là yếu tố tuyệt đối không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng các công trình nhà cao tầng, nhà chung cư, cao ốc như thiết kế tòa nhà văn phòng, thiết kế khách sạn…Không đơn thuẩn phục vụ mục đích di chuyển, thang thoát hiểm còn bảo đảm an toàn tính mạng cho con người khi công trình không may xảy ra sự cố. Chính vì vậy xây dựng hệ thống thang thoát hiểm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định
Nội dung bài viết thuộc chuyên mục Xây nhà cùng bạn hôm nay, We Create Home (SVG Engineering) mời Quý vị bạn đọc cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng. Dựa vào những quy định rõ ràng và cụ thể này, các kiến trúc sư và thợ thi công We Create Home sẽ lưu ý để thực hiện đầy đủ khi thi công các công trình tòa nhà cao tầng.
1. THẾ NÀO LÀ CẦU THANG THOÁT HIỂM? VAI TRÒ CỦA THANG THOÁT HIỂM LÀ GÌ?
Yếu tố an toàn luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi xây dựng tòa nhà cao tầng. Do đó, với những công trình nhà cao tầng, nhà chung cư hay những tòa cao ốc lớn thì cầu thang thoát hiểm là bộ phận không thể thiếu bên cạnh cầu thang máy, nó đóng vai trò là lối đi khẩn cấp cho con người khi các tòa nhà này xảy ra các sự cố nguy hiểm liên quan tới cháy nổ.
Không chỉ bảo đảm an toàn tính mạng cho con người những lúc xảy ra động đất, hỏa hoạn…thì với hình thức thiết kế đa dạng, đẹp mắt, thang thoát hiểm còn góp phần tạo tính thẩm mỹ ấn tượng, tăng độ an toàn cho công trình. Với vai trò quan trọng đó thì tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng được xây dựng dựa trên tiêu chí đó.
Cầu thang thoát hiểm bố trí gần cầu thang máy, nếu cầu thang máy có trục trặc hoặc mất điện, không thể di chuyển thì cầu thang bộ là phương tiện di chuyển thiết yếu vì thế trong các công trình có thang máy thì không thể thiếu cầu thang bộ thoát hiểm.
Hầu hết các công trình đạt tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng hiện nay đều được làm bằng khung thép bởi nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ với khả năng tạo hình đa dạng, tiết kiệm được không gian, chi phí thấp hơn so với các loại thang thoát hiểm được làm từ các loại vật liệu khác.
2. NHỮNG TIÊU CHUẨN THANG THOÁT HIỂM NHÀ CAO TẦNG
Sau đây là một số những tiêu chuẩn thiết kế và thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng Chủ đầu tư cần biết để đảm bảo an toàn cho mọi người khi di chuyển giữa các tầng trong tòa nhà.
Cùng SVG Engineering tìm hiểu những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng
2.1. Lối thoát nạn cho nhà cao tầng
Trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.
Trong nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300 m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300 m2.
Chú thích: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.
2.2. Những điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn:
- Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
- Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng thì khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra.
+ Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà;
+ Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.
- Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như chỉ dẫn ở 2 ý trên.
2.3. Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
Nói đến kết cấu chịu lực, vì tính chất thoát hiểm của cầu thang nên phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường. Khi gặp sự cố sẽ có số lượng người lớn di chuyển bằng cầu thang thoát hiểm, vì thế cầu thang phải có kết cấu chịu lực trọng tải lớn hơn. Bên cạnh đó nếu xảy ra động đất thì kết cấu chịu lực là yếu tố giúp cho cầu thang trụ vững. Đây là một trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quan trọng hàng đầu.
Hiện nay đã từng có rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra ở những chung cư trên thế giới cũng như Việt Nam gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, vì thế giới hạn chịu lửa của cầu thang thoát hiểm càng cao càng tốt để bảo đảm an toàn của những người di chuyển.
- Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
Cửa ngăn cháy là một bộ phận, là tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng không thể thiếu của cầu thang thoát hiểm có vai trò ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí rất quan trọng và chắc chắn phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.
- Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang.
- Có đèn chiếu sáng sự cố.
- Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.
2.4. Quy định khoảng cách của thang thoát hiểm nhà cao tầng
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định khoảng cách xa nhất cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn:
- 50 m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25 m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;
- 40 m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.
2.5. Quy định chiều rộng tổng cửa + lối thoát nạn + hành lang
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang được tính:1m cho l00 người. Nhưng không được nhỏ hơn :
- 0,8 m cho cửa đi
- 1 m cho lối đi
- 1,4 m cho hành lang
- l,05 m cho vế thang.
2.6. Quy định chiều cao cửa đi, lối đi trên đường thoát nạn
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định chiều cao cửa đi, lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn l,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn l,5 m.
2.7. Yêu cầu thang chữa cháy sử dụng làm lối thoát nạn
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có chiều rộng ít nhất 0,7 m.
- Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lơn hơn 600.
- Thang phải có tay vịn cao 0,8 m.
2.8. Quy định số lượng bậc thang
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn. Góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.
3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THANG THOÁT HIỂM NHÀ CAO TẦNG ĐẠT CHUẨN
Để thiết kế được một hệ thống đầy đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần những yêu tố nào và trật tự thực hiện ra sao?
- Dữ liệu mặt bằng thi công.
- Dữ liệu về tòa nhà ( con người, những số liệu kết cấu..)
- Phương án thi công ( an toàn, tiến độ..vv)
- Công việc Đánh giá mặt bằng.
- Công việc đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý.
- Trình bản vẽ thiết kế dự án.
- Mô tả các bản vẽ kết cấu.
- Phân tích bản vẽ.
4. QUY TRÌNH THI CÔNG THANG THOÁT HIỂM NHÀ CAO TẦNG ĐẠT CHUẨN
Quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn gồm đầy đủ các bước sau:
- Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
- Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
- Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
- Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
- Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng.
- Đưa ra phương án công tác thi công ( đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ )
- Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp pháp và đúng với quy định ban hành.
- Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
- Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.
Bình thường một dự án thi công lắp dựng kết cấu thép đủ tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng, thường có các cấu kiện lớn và to kềnh. đơn vị thi công thường phải đảm bảo với nhà thầu về công việc chuyên chở các cấu kiện, những kết cấu thuộc dự án kết cấu thép cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hiện nay bên cạnh thang bộ thoát hiểm còn phổ biến hơn loại thang thoát dây thoát hiểm, tuy nhiên xét về tính thẩm mĩ và an toàn thì thang bộ vẫn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng cần phải được thực hiện đầy đủ để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Những tiêu chuẩn về kích thước, chất liệu, thông số, vị trí… đều chiếm vị trí quan trọng. Khi lên phương án xây tòa nhà văn phòng trọn gói Hải Phòng, xây khách sạn trọn gói tại Hải Phòng, We Create Home (SVG Engineering) luôn tuyệt đối tuân thủ theo những quy định, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng này để đảm bảo tối đa sự an toàn cho con người khi lưu thông giữa các tầng của tòa nhà.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
WE CREAT HOME - TRUNG TÂM THIẾT KẾ KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG CREAT HOME
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ GIÁM ĐỊNH XÂY DỰNG SAO VIỆT
Trụ sở Hải Phòng :
Tầng 8 khách sạn Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tel: (0225) 3.747.819
Fax : +84.031.3747820
Website: thietkenhasvg.com & svg-group.com
Hotline: 0936.547.819 - 0902.593.686
Email: svg.group2005@gmail.com & duythang75@gmail.com
Các văn phòng đại diện:
1, Hà Nội: Số 9/81 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội
2, TP. Hồ Chí Minh: Khu nhà văn phòng SVG Group, 126 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh